Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

PHẢI ĐỘT PHÁ ĐI THÔI !!!

Không phải chỉ nói theo cách hô khẩu hiệu- cái thời ấy đã qua rồi. Mà phải gương mẫu làm tốt cho Dân họ thấy. Đó mới là thực sự yêu nước, thương dân.
Cứ điểm lại cái thời gần đây chứ không chi xa lắm. Các quan lại thời Phong Kiến trước kia. Họ cũng biết cố ra sức bảo vệ cho Thể Chế Độc Tôn của họ. Cái Thể Chế mà hàng ngũ quan lại chỉ biết thừa hưởng bổng lộc một cách an nhàn. Họ cứ ung dung tự tại có bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày cáo chung đâu. Nhưng rồi cũng đã đi qua và nhường chỗ cho một Thể Chế mới khác hơn- tiến bộ hơn - mức độ dân chủ hơn. Đó là bước tiến hóa đương nhiên theo nền văn minh phát triển của con người.
Xưa nay có ai chặn dòng bánh xe lịch sử được đâu. Chỉ nói riêng về lĩnh vực Nhân Quyền thì các nước Phương Tây họ đã đi trước ta hàng trăm năm. Đó là chưa nói đến các lĩnh vực khác như kinh tế- văn hóa - khoa học kỷ thuật công nghệ.v.v... Họ phát triển hơn ta gấp nhiều lần.
Muộn vẫn hơn là không làm- có điều dám nổ lực đột phá bằng tư duy hay không chứ vẫn cái kiểu e dè, an phận để "cầu toàn"- chủ yếu là lo cho cái bao xểnh của mình trước thì người dân cũng chẳng được cải thiện gì hơn.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Được và Mất, Mất hay Được -
Xét về ngữ nghĩa thì hai từ này đối lập và mang mỗi nội dung khác nhau.
"Được" là nhận lấy về, hoặc một cách tình cờ trở nên là của mình- hưởng điều thuận lợi cho việc làm, hoạt động..."Mất" thì hoàn toàn trái ngược. Ý nghĩa, nội dung của hai từ này không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng về mặt quan niệm cá nhân của con người thì "Được" hay "Mất" còn lá một vấn đề cần phải đem ra bàn luận.
Tôi xin đưa ra một trường hợp có thật trăm phần trăm, dĩ nhiên là để cùng bàn luận và tìm ra kết quả ưu việc nhất cho quan niệm mỗi cá nhân có liên quan đến sự việc giữa cái "Được" và cái "Mất".
Một số quan chức địa phương "Được" bồi thường"Thõa đáng" . Họ "Được" toại nguyện, hả hê với nghệ thuật"Đặt bom Dự án". Nhưng trong nhóm quan chức vẫn có người liêm chính nhận chia chác một cách "Bất đắc dĩ" vì phải miễn cưỡng hòa nhập theo lợi ích nhóm.
Thực tế vật chất là họ "Được" nhận. Nhưng với họ vẫn áy náy, đôi lú sợ sệt vì cảm thấy chính mình như một Tội Đồ Dân tộc, trong khi người dân vẫn lam lũ, vất vả cực nhọc mà vẫn thiếu thốn mọi thứ về vật chất lẫn tinh thần. Cái mà họ "Được" cũng chính là cái mà họ đã "Mất". Bỡi vì cái"Được" trong Bất đắc dĩ mà phải đánh đổi với cái "Mất"quá lớn trong Tinh thần bất ổn- ray rức lương tâm-lòng người vô cảm.
Xem ra cái"Được" đối với người này nhưng lại chính là cái"Mất" của người khác và cái "Mất" của người khác lại chính là cái"Được" của người kia.
Phải chăng việc xác định ranh giới giữa"Được" hay "Mất" còn tùy thuộc vào quan niệm Đạo Đức của mỗi con người.