Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Cây thuốc nam chữa bệnh đau khớp

Bài thuốc dân gian
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cỏ trinh nữ
Cỏ trinh nữ (Mimosa pudica L. ) tên khác là cỏ thẹn, cây xấu hổ, cây mắc cỡ,thuộc họ trinh nữ.Y học cổ truyền gọi là hàm tu thảo, là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rũ xuống nên có tên gọi như trên.
Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Dược liệu có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, được dùng trong những trường hợp sau:
Rễ được dùng trong các bài thuốc
Chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
Bài 1:rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng,rễ cam thảo dây mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.
Bài 2:rễ trinh nữ, cả cây xoan leo (tầm phỏng) mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ sả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 3:rễ trinh nữ, thân cây ớt làn lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 4:rễ trinh nữ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.
Bài 5:rễ trinh nữ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Chữa khí hư:rễ trinh nữ tươi giã, ép lấy nước, làm ngọt rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.
Cành lá được dùng trong các bài thuốc
Chữa suy nhược thần kinh, thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: cành lá trinh nữ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh mỗi thứ 10g. Sắc uống.
Chữa tăng huyết áp:cành lá trinh nữ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh (sao), thân lá bạch hạc mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày. Có thể tán bột, rây mịn, luyện với hồ làm viên,uống mỗi ngày 20-30g.
Lưu ý:theo y học cổ truyền, vỏ trinh nữ có tác dụng gây tê, mê liều cao. Phụ nữcó thai không được dùng.
DS. ĐỖ HUY BÍCH

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Chữa bệnh viêm xoang bằng cây giao

CÂY XƯƠNG CÁ (CÂY GIAO) – TRỊ BỆNH VIÊM XOANG
Thứ năm 28/03/2013 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Lương y Quốc Trung
Nguồn: Theo phununet.com
Một bạn đọc viết thư cho biết bị bệnh viêm xoang đã nhiều năm, từng chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi; vừa qua có sử dụng cây giao nấu xông mỗi ngày 2 lần thì thấy bệnh giảm nhiều...
Bạn đọc trên nêu băn khoăn, nếu dùng cây giao xông lâu ngàynhư vậy thì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không? Về vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Cây giao (hay còn gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô) thuộc họ thầu dầu. Loại cây này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh (nên người ta hay gọi "câyquỳnh cành giao"). Cành giao còn gọi là càng cua, xương khô, san hô xanh, thập nhị, có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Dân gian thường dùng cành giao để trị đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương…
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Nhưng, nhựa cây rất độc có thể gây mù mắt (nếu dính vào mắt); gây phồng, rộp đỏ da, niêm mạc. Ở Ấn Độ, cây giao được dùng để chữa mụn cóc; ở Indonesia dùng để chữa ngoài da và làm thuốc xổ; ở Thái Lan cây giao cũng được người dân dùng chữa bệnh.
Cây xương cá hay còn gọi là cây giao,cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô
Sau đây là một số cách dùng cây giao chữa bệnh trong dân gian:
- Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành giao, cắt nhỏ từng đoạn ngắn, cho vào túi nylon đập nát rồi cho vào nồi cùng nước, đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10 -5 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông đến 7 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Chữa côn trùng, ong, rắn cắn, bò cạp đốt: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên nơi bị cắn.
- Chữa chấn thương, đau nhức: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
- Chữa mụn cơm: Dùng nhựa cây giao đắp lên mụn cơm. Không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.
Như trên đã nói, cây giao có độc tính, nhất là nhựa cây có thể gây mù mắt (nhựa dính vào mắt), không để nhựa dính vào da, mắt. Và có độc, nên không sử dụng cành giao dài ngày. Theo kinh nghiệm dân gian nên tối đa không quá 10 ngày.
Lương yQuốc Trung
--------o0o--------
CÂY XƯƠNG CÁ (CÂY GIAO)
I/ Mô tả:
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồmnhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.
Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm.Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, không nên tưới quá nhiều và chậu phải thoát được nướcđể tránh cây bị ngập úng. Sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển mạnh.
Để chọn cây thuốc tốt: khi bẻ nhánh ra thấycó nhiều mủ trắng đục như sữa(cây thường có nhiều mủ, nhưng trong vài trường hợp có thể không có hoặc có quá ít mủ, thường là do môi trường trồng như: đất, thiếu nước, thiếu nắng, …).
Lưu ý:Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặctính làmủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.
II/ Công dụng:
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rấtcao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.
Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt thịt, viêm, trặc tay chân, đau đầu trun, cá đâm, rắn, rít cắn, kiến, ong đốt, …
III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xônghơi:
- Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
- Lấy một tờ lịch treo tường lớnquấn xéo lại thành một cái ống dài,đặc biệt lưu ý: Ống phải dài khoảng 5 tấc (50cm)chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre nhỏ hay trúc được thông lỗ giữa các mắc (đốt) cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ̃ nóng chảy!
- Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
- Cân 500g (nửa ký) cây thuốc rồi chia làm 7 phần đều nhau, dùng trong 1 tuần, mỗi ngày 1 phần. Nếu không có cân thì có thể đếm cỡ chừng 15-20 đốt cây thuốc cho 1 ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại 1 vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi. Nếu dùng 1 lần 1 ngày thì cho trọn phần thuốc đã định vào 1 lần.
- Cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
- Đặt ấm lên bếp (loại có thể tăng giảm lửa, như là bếp gas mini).
- Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
- Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ để hơi không quá nóng.
- Kế tiếp, đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
- Thời gian xông: 2 lần trong 1 ngày (sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần 2 thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng với vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần 25 phút, sauđó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn, tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.
Lưu ý:
- Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúcchất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
- Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động để xông 1 cách thoải mái. Chẳng hạn: lúc đầu để ống gần mũi, khi quen được hơi nóng thì mới chạm nhẹ vào mũi. Nên kết hợp với việc tăng giảm lửa để có độ nóng chịu được.
- Không nên ngồi chính diện với vòi ấm, nên để vòi ấm quay hơi nghiêng sang 1 bên để tránh hơi nóng xông thẳng.Còn nếu thấy vẫn không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì mở bếp cho nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
- Nên xông kiên trì cho đến hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu tái phát mới xông tiếp.
- Cây này hễ bệnh càng nặng thì xông sẽ càng có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không "chịu thuốc" (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp).
- Khi tắt bếp, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.
Bài viết cùng chuyên mục rss
Day huyệt bách hội giúp tinh thần sảng khoái (05/10/2012)
Chữa gan nhiễm mỡ bằng ăn uống (05/10/2012)
Xoa bóp để giảm đau gót chân (20/07/2012)
Chữa ngứa da mùa hè (20/07/2012)
Tạm biệt vết thâm mụn trong 7 ngày (20/07/2012)
Kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y (10/07/2012)
Việc cần làm ngay khi bị rắn cắn (10/07/2012)
Đi tìm bản chất: Bài thuốc "sức khoẻ phồn thực" mang tên đẹp "Minh Mạng thang" (10/07/2012)
Cây đinh hương chữa khớp, xuất tinh sớm (10/05/2012)
9 phương thuốc chữa chứng hôi miệng (10/05/2012)
Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương
Địa chỉ: A75/6F/14 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp HCM
Điện thoại: 848 3848.6867 Fax: 848 6296.8528
Số lượng đang truy cập :163
Số lượng đã truy cập :7400052
Thiết kế webbởi Viet Solution