Xin copy lại để xem dần...
[đặt]Bà Đầm Xòe » Nhân có kẻ đốt đền vẩn vơ nghĩ về văn hóa Dòng phản hồi
Bà Đầm Xòe
Trang chủ| Lưu trữ
Nhân có kẻ đốt đền vẩn vơ nghĩ về văn hóa
Tháng Tư 30, 2014 3:15 sáng
Nguyễn Thế Duyên
Phần 1 – những suy tư về văn hóa
Đã đến lúc chúng ta phải dũng cảm để nói với nhau rằng: Nền văn hóa của chúng ta là vô cùng nhỏ bé mặc dù nước ta cũng là một nước vào loại lớn và đông dân trên thế giới. Thử kiểm điểm lại xem chúng ta có gì trưng ra cho thiên hạ để chúng ta có thể tự hào nói rằng :"Các vị hãy xem đi! Chúng tôi có bốn nghìn năm văn hiến"
Kiến trúc? Không trong lúc nước Lào chỉ có ba triệu dân có đền Vàng. Căm Pu Chia chỉ có bảy triệu dân có đền Ăng co…..
Tạo hình? Không!
Mỹ thuật? Không!
Âm nhạc? Không . Nhạc cụ của chúng ta hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Duy nhất có cây đàn bầu và một số thứ nhạc cụ bằng tre nứa vùng Tây Nguyên.
Văn học? Gần như là không!
Sao lại gần như? Bởi vì may mắn quá ta còn có truyện Kiều.Duy nhất có một ngôi đền trong văn học thì lại có hai vị lăm le cầm đuốc để đốt đền. Ai vậy? Xin thưa đó là giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu và một ông kĩ sư cơ khí Đỗ Minh Xuân.
Một dân tộc đã nghèo nàn về văn hóa thì chớ, nhưng cái dân tộc ấy lại không bao giờ có ý thức phải gìn giữ lấy cái vốn vốn đã quá nghèo nàn của mình. Cứ nhìn vào những ngôi đình chùa của chúng ta thì rõ . Từng ngày một, những ngôi chùa cổ của chúng ta cứ biến mất dần để thay vào đó là những ngôi chùa rất lạ chẳng tây mà cũng chẳng là tàu.
Nói đến văn hóa là nói đến bản sắc. Tất nhiên cũng không thể nói như ông Nguyễn Hoàng Đức. Văn hóa phải là những cái gì to lớn vĩ đại như Vạn Lý Trường Thành hay Kim Tự Tháp. Một viên kim cương nhỏ thôi nhưng cũng làm cho ta phải chiêm ngưỡng và thán phục. Và còn điều này nữa chúng ta phải luôn nhớ. Những thứ to lớn , kì vĩ trong văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sinh mệnh của hàng vạn, thậm chí là hàng triệu con người.
Cứ nhìn vào số người chết trong khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành và Kim Tự Tháp thì chúng ta phải biết ơn những vị vưa xa xưa của chúng ta đã biết thương xót đến sinh mạng của con người mà đừng nên trách cứ tiền nhân.
Chúng ta! Những kẻ hậu thế, đứng nhìn những di sản của tiền nhân để lại rồi bĩu môi chê rằng : Bé thế! Chẳng có gì đáng nói. Nhưng, Nếu như chúng ta chính là những kẻ phải xây những công trình kì vĩ ấy và bị chết vì nó thì chúng ta nói sao?
Tuy vậy , bé thì bé nhưng nếu nó có bản sắc riêng thì nó vẫn là một viên ngọc của văn hóa. Tiếc rằng, nói thẳng ra, chúng ta không có bản sắc. Phải nói rõ ra điều đó để cho thế hệ hôm nay và mai sau biết rằng : Trách nhiệm xây dựng một nền văn hóa mang một bản sắc riêng đó là nhiệm vụ của họ.
Chắc khối nhà văn hóa sẽ nhảy dựng lên khi đọc đến câu này. Nhưng biết làm sao được! Tôi đã nói rồi,Chúng ta phải dũng cảm.
Dân tộc ta rất kiên cường trong chống giặc ngoại xâm nhưng lại rất dễ đầu hàng trước những cuộc xâm lăng của văn hóa.
Cứ nhìn vào âm nhạc, văn học, kiến trúc ngày hôm nay của chúng ta thì chúng ta thấy rất rõ điều này. Phải đau đớn để nói với nhau rằng : Người việt chúng ta không có bản sắc.
Gia đình tôi vừa đón tiếp một gia đình người Hàn Quốc chồng là tiến sỹ, vợ là thạc sỹ có một đứa con ba tuổi. Khi ra về , đứa bé cúi đầu, chắp tay cung kính cúi chào mọi người bằng tiếng hàn. Còn chúng ta? Con cháu chúng ta chào mọi người thế nào? Bai! Và kèm theo một nụ hôn gió còn những người lớn thì reo lên "ÔI! Dễ thương quá"
Đấy bản sắc Việt đấy. Thật đáng đau buồn.
Phần 2- Những suy tư về truyện Kiều
Nói đến văn hóa thì không thể không nói đến mảng văn học. Và ở mảng này chúng ta lại phải thừa nhận với nhau rằng di sản mà chúng ta có cũng vô cùng nghèo nàn.
May mắn mà chúng ta còn có truyện Kiều. Một ngôi đền duy nhất trong văn học.
Trong chúng ta, không phải ai cũng nhận ra cái giá trị to lớnvà cái hay tuyệt đỉnh của truyện Kiều đâu. Chính vì vậy trước khi phê phán hai vị đốt đền tôi xin nói một chút về truyện Kiều.
Nếu ai hỏi tôi, xin anh hãy nói Thật ngắn gọn, chỉ một câu thôi, truyện Kiều hay như thế nào? Thì tôi sẽ trả lời họ rằng;
Truyện Kiều hay đến cái mức dịch nó ra tiếng nước ngoài là không thể!
Tại sao tôi lại nói thế? Vì rằng để thấy , để hiểu cái hay của truyện Kiều người dịch nó phải hiểu biết một cách sâu sắc cùng một lúc hai nền văn hóa. Văn hóa Việt và văn hóa Hán cộng với nền văn hóa của thứ tiếng mà người dịch định dịch sang. Làm sao có thể tìm được người dịch thông thạo một cách sâu sắc cùng một lúc ba nền văn hóa.
Chỉ cần kém hiểu biết đi một trong hai nền văn hóa ấy thì truyện Kiều đã mất đi quá nửa giá trị. Trên thế giới có rất nhiều các tác phẩm thơlớn như : Trường ca Iliat của Home hay kịch của Sexpia nhưng những tác phẩm ấy tinh hoa của nó lại nằm ở cốt truyện chứ không phải ở phần thơ. Truyện Kiều thì ngược lại tinh hoa của Nguyễn Du lại nằm ở phần thơ chứ không phải là ở cốt truyện. Chính vì vậy mà kịch của Sex pia hay Iliats đã được dịch ra tiếng nước ngoài dưới dạng văn xuôi còn truyện Kiều thì không thể dịch được. (Tôi biết có một số bản dịch truyện Kiều ra tiếng pháp nhưng không thành công chính vì vậy cụ Nguyễn Du không hề nổi tiếng ở nước ngoài. Âu cũng là (Như cụ từng nói "Chữ tài liền với chữ tai một vần).
Nói như thế là tôi muốn khẳng định một điều những ai muốn loại bỏ từ Hán Việt trong truyện Kiều là những người không biết gì về Kiều và không có khả năng cảm thụ văn học.
Nếu ai hỏi tôi: Nguyễn Du vĩ đại ở điểm nào? Thì tôi sẽ bảo với họ rằng
-Nguyễn du vĩ đại ở chỗ đã viết nên được một tác phẩm đỉnh cao nhưng lại có tính đại chúng cao nhất mà từ xưa đến nay những văn hào nổi tiếng trên thế giới từng mơ ước nhưng không một ai làm nổi.
Tại sao tôi lại nói như vậy?
Tại vì như Nguyễn Hưng Quốc đã từng nói "Tính đại chúng là kẻ thù của văn học".
Một tác phẩm đỉnh cao thường là một tác phẩm khó đọc. Không phải ai cũng đọc nổi một tác phẩm đỉnh cao. Tôi dám chắc rằng hỏi mười người hay đọc sách(Chỉ tính những người thích đọc sách còn những người không thích đọc sách thì không tính) thì có đến quá nửa chưa đọc chiến tranh và hòa bình. Nếu hỏi mười người đã từng cầm cuốn trăm năm cô đơn, một tác phẩm được giải nobel văn học thì tôi có thể khẳng định với mọi người rằng có đến tám người bỏ dở nửa chừng. Tại sao tôi lại dám khẳng định điều này? Bởi vì tôi rất xấu hổ để thú thật với mọi người rằng chính tôi cũng không thể đọc nổi cuốn sách ấy dù rằng tôi đã vận đến mười thành công lực.
Nhưng với truyện Kiều thì khác. Từ những người mù chữ đến những giáo sư văn chương. Từ anh xe ôm đến đến bà bán rau ngoài phố. Không ai là không thuộc dăm ba câu kiều.Truyện kiều đã đi sâu vào trong dân gian và những thứ ăn theo truyện Kiều như lẩy Kiều, bói Kiều nhiều vô kể. Có bao nhiêu học giả đã nổi tiếng nhờ nghiên cứu về "Kiều".
Vừa thỏa mãn được thị hiếu của tầng lớp thị dân, vừa thỏa mãn được thị hiếu của những bậc học giả. Có lẽ Nguyễn Du là người duy nhất làm được điều này.
Phần 3- Về những kẻ đốt đền.
Dạo này, khi cái độc quyền về thông tin của nhà nước bị internet cướp mất, chúng ta mới ngã ngửa người ra là trong đám ráo sư quốc doanh có rất nhiều ông có lắm vấn đề cả về nhân cách lẫn tri thức. Nhưng thôi! Đừng bàn đến họ cho tốn thời gian và giấy mực. Trong phần này tôi chỉ xin đề cập đến hai vị hiện đang nổi đình nổi đám trong giới văn chương đó là giáo sư Vũ Khiêu và một ông vô danh tiểu tốt Đỗ Minh Xuân, một kĩ sư cơ khí đang ( Nói như một người nào đó ) lắp ráp lại truyện Kiều bằng C lê và búa.
Với ông kĩ sư Đỗ Minh Xuân, tôi cũng chẳng lấy gì ngạc nhiên cho lắm. Tôi còn gặp một ông đã từng hô to "Kéo cổ Nguyễn Du xuống, ta mới là đại thi hào của Việt Nam" nhưng với ông giáo sư Vũ Khiêu thì tôi đã thực sự ngạc nhiên. Tôi đã tự hỏi : Một người danh đã có, lợi cũng đã có và chắc ông viết lời giới thiệu cho cuốn sách của ngài kĩ sư Đỗ Minh Xuân không phải vì mệnh lệnh của một ai đó thì tại sao lại đi làm cái chuyện này? Tôi chịu không thể trả lời được
Ông Vũ Khiêu nói "Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc"(1).
Vậy thế nào mới là khoa học?
Xét về mặt văn bản chúng ta phải nói rằng " Một chữ của tác giả ta cũng không được phép sửa đổi". Đấy không những là khoa học mà cao hơn, nó còn là pháp lý về "Quyền sở hữu trí tuệ"
Văn bản gốc của truyện Kiều do Nguyễn Du viết đã bị thất lạc. Truyện Kiều được lưu giữ cho đến ngày nay là do truyền miệng. Mãi về sau này mới được in thành sách. Trong quá trình truyền khẩu ấy truyện Kiều đã bị sai lạc khá nhiều, do nhớ nhầm. Sau này, khi được in thành sách, truyện kiều vẫn tiếp tục bị sai lạc do tam sao thất bản. Nhưng tất cả sự sai lạc này đều do vô thức tạo nên. Đây là lần đầu tiên sự sai lạc có ý thức xảy ra đối với truyện Kiều.
Chính sự sai lạc này đã làm đau đầu những nhà "Kiều học" Họ đã phải đau đầu, cân nhắc từng chữ, tranh luận với nhau hàng năm trời để cố gắng tìm ra đâu mới là từ mà Nguyễn Du đã dùng. Họ cố gắng đưa truyện Kiều về gần nhất với văn bản gốc. Đó mới là khoa học.
Trên thế giới cũng vậy! Tượng thần vệ nữ người ta tìm thấy thiếu mất hai cánh tay. Các nhà tạo hình trên thế giới hoàn toàn có thể tạo ra hai cánh tay khác để lắp vào bức tượng và bức tượng chắc chắn là sẽ đẹp hơn nhưng họ đã không làm. Tại sao vậy? vì một điều rất đơn giản : Chắc gì hai cánh tay mới làm ấy đã đúng với bản gốc của bức tượng.
Những sửa chữa, tôn tạo để khắc phục sự xuống cấp các di sản văn hóa chỉ được phép làm lại đúng như bản gốc không được phép sửa đổi còn những thứ không có bản gốc thì phải giữ nguyên hiện trạng dù rằng nó chỉ còn là phế tích, mặc dù với kĩ thuật tiên tiến hiện nay người ta hoàn toàn có thể dựng lại hiện trang ban đầu bằng kĩ thuật máy tính
Với một tinh thần "Khoa học một cách nghiêm túc" Ông Vũ Khiêu đã khuyến khích một việc làm ngược lại :Sửa một văn bản mà bao nhiêu người đã cố gắng đưa nó về gần đúng với văn bản gốc thành một văn bản… ( Tôi cũng không biết phải gọi thứ văn bản này là thứ văn bản gì).
Ông còn viết
"ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ônggạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hánđể thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều"
Tôi không hiểu ông Vũ Khiêu nghĩ gì khi viết câu này!.
Thứ nhất – Về tính đại chúng của truyện kiều thì đâu cần những người trí thức lùn như các vị phổ cập nó. Thử hỏi trong nền văn học Việt từ trước đến nay có tác phẩm văn học nào mà chin mươi triệu người dân thì nói không ngoa phải có đến sáu bảy mươi triệu người biết đến nó. Có tác phẩm văn học nào mà từ Bắc chí Nam ai ai cũng thuộc một đôi câu như truyện kiều.
Thứ hai: Phải khẳng định rằng truyện Kiều là một tác phẩm đỉnh cao. Nghĩa là nó không chỉ dành cho những người có trình độ thị dân mà còn là cuốn sách dành cho những tác giả.
"gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hánđể thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều".
Chẳng lẽ ông không hiểu rằng chính những điển tích mà Nguyễn Du đã dùng chính là tinh hoa của truyện Kiều?
Ta thử xét một câu trong truyện Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Nếu là một người bình thường, người ta vẫn hiểu được hai cô gái đẹp lắm. Nếu là một học giả họ còn biết cao hơn thế. Khi đọc đến đây họ phải vỗ đùi khen rằng: Sao cụ Nguyễn Du tài thế! Cụ đã dịch được hai câu thơ Đường:
Nhất tiếu khunh nhân thành
Tái tiếu khunh nhân quốc
Mà không ai có thể dịch hay hơn. Thay câu thơ này bằng bất cứ câu nào thì cũng tước bỏ đi cái phần dành riêng cho các học giả. Đồng nghĩa với việc biến một tác phẩm đỉnh cao thành một tác phẩm thị dân.
Ta hãy thử xét một vài câu thơ mà ông kĩ sư đã thay để xem thử ông đã tầm thường hóa truyện Kiều như thế nào khi bỏ đi những điển tích.
Rằng: Nghe nổi tiếng cầm đài,
Nước non luống những lắng tai Chung Kì
Theo ông Thế Anh thì hai từ Chung Kì ở đây được thay bằng hai từ "Ngưỡng vì"
Nên câu thơ trở thành
Rằng : Nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng taingưỡng vì.
Thôi được ta cứ hiểu một cách cục mịch như ông Xuân đi thì câu đó có nghĩa "Ta nghe nói nàng nổi tiếng đàn hay ta ngưỡng mộ đã lâu" thế thì hai từ "Nước non" trong câu thơ phải giải thích thế nào đây? Chẳng lẽ là "Cả nước ngưỡng mộ" ? đấy là chưa kể đến hai từ " ngưỡng vì" Nghe rất "Củ chuối". Chắc ông kĩ sư cũng chẳng ngu gì mà không tra cứu cái tích của hai từChung Kì .Ông biết nhưng ông lại không hiểu.. Khi hiểu hai từ Chung Kì là nói đến Bá Nha và Tử Kì thì câu thơ còn hàm một nghĩa khác không chỉ dừng lại ở cái nghĩa là ngưỡng mộ. Đó là sự khẳng định của Kim trọng "Ta sẽ là người tri âm , tri kỉ của nàng" câu thơ cao vượt lên hẳn vài bậc so với sự ngưỡng mộ thông thường. Và phần này của câu thơ để dành cho những vị học thật chứ không dành cho những người" Học giả".
(Tôi cũng phải xin lỗi trước là tôi không có quyển sách của ông Đỗ Minh Xuân nên tất cả những từ thay đổi, tôi theo đúng của ông Thế Anh trong bài viết "Tại sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho giặc". Nếu có gì sai sót tôi thành thật xin lỗi tất cả mọi người).
Ta thử một câu nữa:
Vâng lời khuyên nhủ thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đãdào mạch Tương.
Ở đây ông Xuân thay cụm từ "Đã dào mạch Tương" Thành "Đã chào vầng Dương" nên câu thơ trở thành:
Vâng lời khuyên nhủ thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đãchào vầng dương.
Rõ ràng khi thay đổi ba từ này nghĩa câu thơ đã thay đổi hoàn toàn. Ở câu trên câu thơ có nghĩa " Nghe chưa hết lời khuyên nước mắt nàng đã lại trào ra" Thể hiện một cô gái đa cảm. Ở câu câu dưới câu thơ lại có nghĩa " Chưa nghe hết lời khuyên nàng đã hớn hở chào đón một ngày mới" Sao tôi lại dùng hai từ hớn hở? Vì cái từ "Chào" mà ông Xuân đã dùng. Thể hiện một cô gái nông cạn và vô cảm. Biến nàng Kiều từ một cô gái đa cảm thành ra một cô gái vô cảm và nông cạn đấy là "Một ý tưởng lớn" của ông kĩ sư cơ khí mà ông Vũ Khiêu đã ca ngợi
Ta hãy xét thử thêm một câu nữa để thấy thay từ thuần Việt cho điển tích câu thơ sẽ ra sao. Câu 507:
Phải trò trên bộc dưới dâu
Ông thay bằng "Trên cỏ dưới dâu". Thoạt nghe có vẻ thuận, Có lý.
Phải trò trên cỏ dưới dâu
Nhưng nếu xét lại cả câu theo cái nghĩa thuần Việt thì câu này vô nghĩa. Chúng ta không có cái trò nào trên cỏ dưới dâu cả. Muốn câu này có nghĩa đúng như cụ Nguyễn Du viết mà lại thuần Việt thì phải viết là
Phải trò mèo mả gà đồng
Nhưng nếu viết thế thì lấy vần đâu bắt cho câu dưới. Để thuần Việt ông bèn biến một câu có nghĩa nhưng cần kiến thức rộng thành một câu vô nghĩa. Thiên tài! Làm gì mà ông Vũ Khiêu chẳng khen hết lời
Ta tạm dừng phần thay đổi những tích Hán Việt ở đây mà chuyển sang phần thay đổi từ ngữ không phải tích Hán Việt xem thử cái mà ông Vũ Khiêu nóiông đã có ý tưởng lớnnó như thế nào. Câu dễ thấy nhất là câu:
Sè sè nấm đất bên đường.
Ông Xuân sửa là
Se se nấm đất bên đườngvới lời giả thích (Theo như bài viết của ông ThếAnh)
".Ông phân tích đó là nấm mồ vừa mới đắp, đất hơi se se, cỏ chưa hồi phục hẳn, nên đang còn nửa vàng nửa xanh.
Tài thật! Xin hỏi ông Xuân thế còn hai câu
Trải bao thỏ lặn ác tà
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm
của Cụ Nguyễn Du là chỉ nấm mộ của ai đây?
Còn câu" Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời"
Ông thay từvẻthành từ ve"Ve ngân ngang trời" .Đọc câu này của ông tôi lại sực nhớ đến chuyện Tô Đông Pha sửa thơ của Vương An Thạch
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm
Thành
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
Phải bao nhiêu năm sau Tô Đông Pha mới biết kiến thức mình non nớt. Nhưng với từvẻthànhvethì chúng ta không cầnphải lâu đến thế. Chỉ cần đưa mắt đọc lên câu trên
Cửa thiền vừa tiết cuối xuân
Thì ta thấy ngay sự non nớt về kiến thức của ông Kĩ sư họ Đỗ. Tiết cuối xuân nghĩa là vào tháng hai đến tháng ba âm lịch lúc ấy thì đào đâu ra ve. Hay là "Tiếng ve năm ngoái còn vờn ông Xuân" ?
Ta hãy xét đến một từ khó hơn mà lại khó hơn rất nhiều đó chính là từ "Chiếc" của cụ Nguyễn Du thành từ "Đơn" hay từ "Lẻ" của ông kĩ sư cơ khí vì từ này để cảm nhận được cái hay của nó cần phải có một sự mẫn cảm hết sức tinh tế và kiến thức sâu rộng của người thưởng thức
Trong thành ngữ của chúng ta có câu thành ngữ rất hay "Chăn đơn, gối chiếc" Chăn đơn là loại chăn mỏng ( chứ không phải là loại chăn chỉ dùng cho một người ). Nó không đủ ấm vào mùa đông nên chăn đơn hàm chỉ sự lạnh lẽo. Gối chiếc là loại gối chỉ dùng cho một người vì vậy nó hàm chứa một nội hàm cô đơn ở bên trong
Trong ca dao có câu:
Đêm đêm canh giữ phòng không
Chăn đơn gối chiếc lạnh lùng môt thân
Vậy từ " Chiếc" luôn luôn đi với sự cô đơn. Còn từ đơn muốn chỉ sự cô độc thì lại luôn đi với từlẻthành một từ kép" đơn lẻ".Ở đây phải thấy sự nhuần nhuyễn về tiếng việt của cụ Nguyễn du. Chỉ sự cô đơn bao giờ cụ cũng dùng từ chiếc
Người về chiếc bóng năm canh
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa soi gối chiếc , sửa soi dặm trường.
Thế đấy ! Muốn dùng từ thuần Việt cũng không hề dễ đâu. Phải thuộc, hiểu một cách sâu sắc về ca dao tục ngữ thì dùng từ thuần Việt mới hay và chính xác. Phải đặt cái từ ấy vào trong tổng thể của cả đoạn thơ chứ không thể bạ từ nào thay từ ấy như ông Xuân đã làm.
Truyện Kiều là một tác phẩm đỉnh cao. Một cây cổ thụ được hai ông Vũ Khiêu và Đỗ Minh Xuân bứng đi trồng thay vào đấy là một cây cỏ dại.
Bỗng thấy thương cho cụ Đào Duy Anh quá. Hai kẻ hậu sinh đã hóa vàng cho cụ bằng chính cuốn « Từ điển truyện Kiều » . Ôi ! những nhà văn hóa !
Hà nội 28-4-2014 N.T.D
[1]Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìmđọc hầu hết các bàiđã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ônggạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hánđể thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều…Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…"-Vũ Khiêu.
Share this:
Twitter Facebook
Đang tải ...
Related
Nguyễn Thế Duyên chiếc bánh đa dễ thương muốn hóa thành đĩa bay
In "Báo chí"
Á ĐÔNG TO XÁC VỀ DÂN SỐ TIỂU KHÍ VỀ TÂM HỒN
In "Báo chí"
TÁI CƠ CẤU TẠI SAO CHỪA VĂN HỌC ?
In "Báo chí"
Posted by badamxoe2
Chuyên mục: Báo chí, Lý luận phê bình
Thẻ:
« Older Newer »
15 phản hồi to "Nhân có kẻ đốt đền vẩn vơ nghĩ về văn hóa"
1.
"Sè sè nấm đất bên đường"?
Tớ muốn thế này:
Cưỡng chế miếng đất bên đường (lớn)!
ByVladimir Bá Kiếnon Tháng Tư 30, 2014 lúc 3:31 sáng
2.
Với lối "súng bắn hai tay, lựu đạn quăng cả chùm", kỹ sư Xuân đã banh xác Kiều. GS Khiêu kg thương thì thôi lại còn vỗ tay mệt nghỉ. Hay nàng Kiều quá đát, phải nâng mông, bơm ngực, váy áo xuyên thấu mới xứng tầm cháu con.
Bykeoon Tháng Tư 30, 2014 lúc 3:54 sáng
3.
Đúng là kẻ đốt đền vì qúa háo danh !
Tại sao nữa nhỉ ? Là vì không học đến nơi đến chốn (nói thẳng là
ngu),nên không hiểu gì về điển tích và từ ngữ Hán Việt.
Đáng tiếc là bác NTDuyên đã gõ lầm một chữ trong câu thơ sau :
Minh nguyệt sơn đầu CHIẾU : là thơ sửa của Tô Đông Pha,thay
vì cả 2 câu đều là KHIẾU như bác viết.
Trân trọng.
ByD.N.L.on Tháng Tư 30, 2014 lúc 4:35 sáng
4.
"Voi mot tinh-than khoa-hoc rat nghiem tuc…", hau nhu cac vi duoc goi la "Pho Gs, Tien si" o nuoc ta rat thich noi, va noi nhu "vet", thich dung chu nghe keu nhu chuong, nhung rot-cuoc cai dot van khong dau duoc, cuoi cung van phai loi ra…
ByVan Haon Tháng Tư 30, 2014 lúc 5:11 sáng
5.
Tôi vẫn thường nghe ( tiếng vẹt kêu ) câu : Giữ gìn bản sắc dân tộc và rằng : đậm đà bản sắc văn hóa …Nhưng chưa bao giờ nghe nói cái " bản sắc dân tộc , bản sắc văn hóa " ấy là những chi chi . Hỏi chẳng ai biết ! . Chẳng khác gì người ta luôn miệng rao giảng kiên trì định hướng kinh tế thị trường XHCN mà chả rõ nội dung nó là cái gì vậy .
Những người muốn sửa truyện Kiều nếu không là ngu ( xin được dùng từ bậy trong trường hợp đặc biệt có một không hai này ) thì chắc hẳn phải là kẻ tâm thần hoặc …lẩm cẩm , mất trí do tuổi già . Nếu không thì , vì mục đích nào đó , họ muốn tạo ra một xì- căng -đan nhằm PR bản thân mình , bất chấp luân thường đạo lý , bất chấp dư luận , kiểu như mấy kiều nữ , tài hèn sức mọn nhưng muốn nổi tiếng nên sẵn sàng lột đồ , phô cơ để qủang bá cho mình vậy !…
By tễu làng Nhôon Tháng Tư 30, 2014 lúc 6:18 sáng
6.
Giờ có nhiều động vật tưởng mình là "người", thậm chí là "người giỏi", đâm ra mới xảy ra chuyện mà chúng ta đang chứng kiến, chỉ muốn chửi thề!
ByLâm Ngữon Tháng Tư 30, 2014 lúc 8:18 sáng
7.
Tòa án xin trả nhời bà rằng, trình độ tòa chỉ có hạn, do phân kông thì phải làm, chứ chả biết cái gì.
Ngoài ra, dù có tệ lậu như vậy, chúng tôi cũng thấy chuyện từ chức là của bọn tư bản giãy chết đành đạch, chứ chúng tôi kiên gan ôm 4 cái chân ghế đến cùng.
Bên cạnh đó, đơn của bà sao không thấy kèm phong bì?
Trong 1 diễn biến đồng thời, đã "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc" thì quá "chuẩn không cần chỉnh" rồi, việc gì phải kiện cáo?
ByBao Thư Kôngon Tháng Tư 30, 2014 lúc 12:08 chiều
8.
Ông Nguyễn Thế Duyên viết: "Nguyễn Du vĩ đại ở chỗ đã viết nên một tác phẩm đỉnh cao nhưng lại có tính đại chúng cao nhất mà từ trước đến nay những văn hào nổi tiếng trên thế giới mơ ước nhưng không một ai làm nổi."
Tôi nghe ông Đặng Thai Mai nói rằng có một quyển tiểu thuyết của Hy Lạp cũng được dân gian dùng làm sách bói toán, chứ không phải chỉ riêng truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.
ByNói Thậton Tháng Tư 30, 2014 lúc 1:31 chiều
9.
Không phải "Sex pia" mà là "Sex bia" tức là bia ôm . Sex pia là cái gì ? Sex nào đi với pia? Sex phải đi ít nhất là với bia, Sex bia, OK!
Bymontaukmosquitoon Tháng Tư 30, 2014 lúc 4:29 chiều
1.
Không nên viết sát vô thành Sexpia, có thể thêm dấu gạch là Sex-bia, như "Ở đây có Sex-bia. Giá mềm cho cán bộ"
Bymontaukmosquitoon Tháng Tư 30, 2014 lúc 10:29 chiều
10.
[…] Thế Duyên: Nhân có kẻ đốt đền vẩn vơ nghĩ về văn hóa (Bà Đầm […]
By Tin thứ Năm, 01-05-2014 | DÂN QUYỀNon Tháng Tư 30, 2014 lúc 5:46 chiều
11.
[…] Về những kẻ đốt đền. (QC 30/4/2014)-Nguyễn Thế Duyên-Theo blog Bà Đầm Xòe […]
By 20140501. NGHĨ VỀ NGÀY 30/4 | Ngothebinh's Blogon Tháng Năm 1, 2014 lúc 3:05 sáng
12.
Tôi chán cái ông GSAH này đến tận mang tai rồi. Nếu được quyền mong ước, và mong ước có thể thực hiện được ngay thì: Sao không xuất hiến một Tần Thủy Hoàng để "chôn" bớt, "đốt" bớt những hủ nho và rác rưởi như vậy cho khỏi bực mình.
By Bộ Trưởngon Tháng Năm 1, 2014 lúc 9:35 sáng
13.
[…] Thế Duyên: Nhân có kẻ đốt đền vẩn vơ nghĩ về văn hóa (Bà Đầm […]
By NHẬT BÁO DÂN QUYỀN : TIN THỨ NĂM 1-5-2014 | Ngoclinhvugia's Blogon Tháng Năm 1, 2014 lúc 1:55 chiều
14.
[…] Thế Duyên Theo blog Bà Đầm Xòe Dạo này, khi cái độc quyền về thông tin của nhà nước bị internet cướp […]
By Về những kẻ đốt đền. | Quà tặng xứ mưaon Tháng Năm 2, 2014 lúc 2:00 sáng
Gửi phản hồi
Tên (required)
E-Mail (required)
Trang web
Gửi phản hồi
Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư
Notify me of new posts via email.
Tìm kiếm
Mobile Site | Full Site
Blog at WordPress.com. Theme: WordPress Mobile Edition by Alex King.
JUSTICE AND FREEDOM MUST NOT FALL DOWN FROM THE SKY- CÔNG LÝ VÀ TỰ DO KHÔNG PHẢI TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG.
Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014
Chuẩn nghèo ở Mỹ
Trước Tiếp
TẠP CHÍ TỔNG HỢP ĐA CHIỀU
TÌM HIỂU THỰC CHẤT TÌNH TRẠNG NGƯỜI NGHÈO Ở MỸ.
Theo báo cáo công bố hôm 13/9/2011 của Cục Điều tra Dân số Mỹ (U.S. Census Bureau), số người nghèo ở Mỹ năm 2010 lên tới 46,2 triệu người, kỷ lục cao nhất trong lịch sử nước này. Nói cách khác, cứ 7 người Mỹ thì có 1 người sống trong cảnh nghèo. Năm 2005 nước Mỹ chỉ có gần 37 triệu người nghèo ; năm 2009 có 43,6 triệu. Trong hai thập niên qua, nhiều năm Cục Điều tra Dân số Mỹ từng tuyên bố nước này có ít nhất 35 triệu người nghèo.
Những con số kể trên khiến dư luận thế giới cảm thấy tình hình đời sống dân Mỹ thật là bi đát.
Một số nước hoặc tổ chức chống Mỹ đã sử dụng các số liệu ấy để lên án chính phủ Mỹ vi phạm nhân quyền vì đã để cho quá nhiều dân nước mình sống nghèo khổ. Chẳng hạn bản Ghi chép về tình trạng nhân quyền ở Mỹ do Chính phủ Trung Quốc công bố năm 2010 cho biết tỷ lệ người nghèo ở Mỹ trong 10 năm qua đã tăng từ 11,7% lên tới 12,6%, trong khi tỷ lệ người nghèo ở Trung Quốc chỉ có 8%. Đọc Ghi chép này, người ta sẽ nghĩ rằng dân Mỹ sống khổ hơn dân Trung Quốc ; và tỷ lệ người nghèo tăng lên chứng tỏ « chủ nghĩa tư bản Mỹ đang giãy chết ».
Không thể phủ nhận tính chính xác của những con số do Cục Điều tra Dân số Mỹ đưa ra. Nhưng nếu như vậy thì làm thế nào có thể trả lời câu hỏi : vì sao nước Mỹ lắm người nghèo thế mà theo báo cáo của Gallup World Poll công bố hồi tháng 2/2012, hiện nay có khoảng 150 triệu dân khắp thế giới, trong đó có 22 triệu người Trung Quốc (chủ yếu là giới nhà giàu) lại mơ ước được sang Mỹ sinh sống ?
Như mọi người thường nói : đằng sau những con số thống kê bao giờ cũng có vô số sự thật cần xem xét ; nếu không thì việc so sánh các con số khô khan ấy sẽ chỉ là sự so sánh khập khiễng thậm chí bịp bợm.
Vấn đề là ở chỗ thứ nhất, chuẩn nghèo do Chính phủ Mỹ đặt ra chỉ xét tới thu nhập bằng tiền mặt mà không xét tới tài sản cố định của người ta, như nhà ở, xe hơi, hoặc các động sản khác như tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu sở hữu … Nghĩa là anh ở nhà biệt thự rộng thênh thang, trong gara có mấy ô tô, sổ tiết kiệm ê hề tiền mà vẫn được hưởng trợ cấp người nghèo chỉ vì anh thất nghiệp không có thu nhập hoặc chỉ làm nửa thời gian nên thu nhập thấp dưới chuẩn nghèo.
Thứ hai, chuẩn nghèo của nước Mỹ cao hơn hẳn chuẩn nghèo của các nước khác, và tăng lên hàng năm. Thí dụ chuẩn nghèo của một hộ 4 nhân khẩu ở Mỹ các năm 1980, 1990 và 2000 quy định bằng 8.415 ; 13.359 ; 17.603 USD/năm ; năm 2012 là 23.050 USD/năm hoặc 1921 USD/tháng ; tính ra tiền Việt Nam là thu nhập mỗi người mỗi tháng 10 triệu VNĐ. Chuẩn nghèo với hộ độc thân năm 2012 là thu nhập 11.170 USD/năm hoặc 931 USD/tháng (ở bang Hawaii và Alaska là 12.860 và 13.970 USD/năm), tương đương gần 20 triệu VNĐ mỗi tháng.
Thu nhập cao ngất ngưởng như vậy ở Mỹ gọi là nghèo ! Thảo nào họ lắm người nghèo thế. Mức này cao hơn gấp 3 mức thu nhập của người đạt tiêu chuẩn tầng lớp trung lưu (không dưới 3650 USD/năm) theo quy định của Viện Nghiên cứu An ninh Liên minh châu Âu EUISS và gấp hơn 30 lần chuẩn nghèo của Liên Hợp Quốc (365 USD/năm).
Chuẩn nghèo hộ một người ở Trung Quốc năm 2011 quy định là 1500 Nhân dân tệ, tương đương 225 USD (1 Tệ tương đương 0,15 USD), là quá thấp so với chuẩn nghèo 11.170 USD ở Mỹ và còn thấp hơn chuẩn nghèo 365 USD của Liên Hợp Quốc, thậm chí không cao hơn chuẩn nghèo của Việt Nam (4,8 triệu đồng ở nông thôn và 6 triệu đồng ở thành thị)! Vì thế nếu chỉ so sánh tỷ lệ người nghèo giữa các nước với nhau mà không xét chuẩn nghèo của từng nước thì sự so sánh ấy rõ ràng chẳng có ý nghĩa gì.
Một khi chuẩn nghèo tăng thì dĩ nhiên tỷ lệ người Mỹ nghèo sẽ tăng theo : năm 2009 là 14,3%, năm 2010 là 15,1%.
Tại Mỹ, hộ nào có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo thì tự khai với chính quyền để được hưởng chế độ cứu trợ cùng nhiều phúc lợi khác. Nước Mỹ quản lý thu nhập rất khoa học, chặt chẽ cho nên dễ nắm được thu nhập của từng người. Hầu hết người Mỹ đều hiểu khái niệm « nghèo » là sự thiếu khả năng cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, quần áo, và chỗ ở thích hợp cho một gia đình. Nếu hiểu theo cách diễn tả này thì thực ra chỉ có một số ít trong số 46 triệu người Mỹ nói trên là "nghèo » mà thôi.
Các số liệu sau đây chúng tôi lấy từ các báo cáo chính thức của Chính phủ Mỹ cho thấy :
- Hiện nay 80% các hộ nghèo có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, trong khi năm 1970 chỉ có 35% tổng số dân Mỹ được sống trong nhà có máy điều hòa.
- 92% hộ nghèo có lò vi sóng.
- Gần ba phần tư các gia đình nghèo có ô tô con hoặc xe tải và 31% có ít nhất 2 xe.
- Khoảng hai phần ba có truyền hình cáp hoặc truyền hình vệ tinh.
- Hai phần ba có ít nhất một máy DVD và 70% có VCR.
- Một nửa số hộ nghèo có máy tính cá nhân ; 1 phần 7 có ít nhất 2 máy tính.
- Hơn một nửa hộ nghèo (hộ có con ) sở hữu một hệ thống video game, chẳng hạn một Xbox hoặc PlayStation.
- 43% hộ có kết nối Internet.
- Một phần ba có ti-vi màn hình rộng plasma hoặc LCD.
- Một phần tư có máy ghi hình video số, thí dụ TiVo.
Trong thập niên vừa qua, điều kiện sống của những người Mỹ nghèo đã được cải thiện đáng kể. Giờ đây họ bắt đầu mua sắm những thứ hàng xa xỉ mà trước đây tầng lớp trung lưu từng mua sắm.
Tuy báo đài Mỹ đưa nhiều tin về tình trạng thiếu hụt lương thực thực phẩm ở các hộ nghèo, nhưng thực ra hầu hết các hộ này chưa phải trải qua tình trạng đó. Điều tra năm 2009 cho thấy :
- 96% các cha mẹ nghèo chưa bao giờ để con mình bị đói ăn vì lý do không được cung cấp đủ thực phẩm.
- 83% các hộ nghèo báo cáo là họ có đủ lương thực thực phẩm để ăn.
- 82% số người lớn nghèo báo cáo là họ chưa bao giờ bị thiếu ăn vì không đủ tiền mua lương thực thực phẩm.
Các điều tra khác của Chính phủ cho thấy tiêu thụ chất đạm, vitamin và chất khoáng của trẻ em các hộ nghèo không kém gì các hộ trung lưu. Chứng cớ là rất nhiều trẻ em nhà nghèo cũng mắc chứng béo phì đáng lo ngại khiến nhiều nhà xã hội học đề nghị Nhà nước nên giảm bớt phúc lợi, vì người sống nhờ trợ cấp dễ có thói quen lười lao động, ăn nhiều làm ít nên béo phì, gây tốn kém chi phí y tế chữa béo và các bệnh liên quan.
Nhìn chung tình trạng nghèo thường thể hiện về điều kiện nhà ở. Trên thực tế các số liệu điều tra cho thấy :
- Trong năm qua có 4% hộ nghèo trở nên tạm thời không có nhà ở (không trả nổi tiền thuê nhà nên bị đuổi khỏi nhà).
- Chỉ có 9,5% hộ nghèo phải sống trong loại nhà di động hoặc thùng xe (trailers). 49,5% các gia đình nghèo sống trong nhà riêng kiểu biệt thự hoặc nhà liền kề (townhouses) ; 40% sống trong các căn hộ chung cư (apartments).
- 42% hộ nghèo sống trong nhà mua bằng tiền của họ (bình quân giá trị mỗi nhà khoảng trên 100.000 USD).
- Chỉ có 6% hộ nghèo sống trong tình trạng chật chội. Trung bình nhà ở của hơn hai phần ba hộ nghèo có trên 2 phòng cho một đầu người.
- Tính trung bình, không gian sống (tức nhà ở) của người Mỹ nghèo rộng hơn nhà ở của người không nghèo ở Thụy Điển, Pháp hoặc Anh.
Các số liệu nói trên chúng tôi lấy từ bài Tìm hiểu về tình trạng nghèo khổ ở Mỹ : Những sự thật ngạc nhiên về cái nghèo của người Mỹ của hai tác giả Robert Rector và Rachel Sheffield, đăng trên báo điện tử của The Heritage Foundation (một think-tank nổi tiếng ở Mỹ) ngày 13/9/2011. Đó là những kết quả điều tra nghiên cứu nghiêm chỉnh rất đáng để ta xem xét và qua đó có cái nhìn đúng đắn về nước Mỹ nói chung và về tình hình kinh tế Mỹ nói riêng.
Xin chú ý là chuẩn nghèo của người Mỹ cũng không xét tới nhiều phúc lợi khác. Thí dụ từ năm 1939 Chính phủ Mỹ đã áp dụng chế độ phiếu thực phẩm miễn phí phát hàng tháng cho người nghèo. Qua nhiều cải tiến, nay phiếu thực phẩm này có dạng thẻ điện tử tương tự thẻ tín dụng. Người nghèo mang phiếu này đến các cửa hàng mua thực phẩm chỉ cần « quét » vào máy thanh toán là xong, rất tiện. Khi xin cấp phiếu thực phẩm, không cần phải kê khai tình trạng nhà ở, xe hơi, hoặc tài sản khác. Một người già sống chung với gia đình thuộc diện nghèo hàng tháng được lĩnh phiếu thực phẩm có giá trị tính bằng tiền tương đương 118 USD.
Ngân sách dành cho Chương trình phiếu thực phẩm (Food stamp program) do Bộ Nông nghiệp Mỹ phụ trách, năm 2000 là 18,295 tỷ, năm 2002 là 22,069 tỷ USD. Ngoài ra Chính phủ còn khoảng hơn chục chương trình trợ giúp khác như ăn sáng và ăn trưa cho học sinh, sữa đặc biệt... Tổng cộng các chương trình trợ giúp thực phẩm của Chính phủ Liên bang Mỹ (Federal Food Assistance Programs) từng sử dụng những khoản tiền khổng lồ: năm 1990 – 24,707; 1995 – 37,628; 2000 – 32,317; 2002 – 37,726 tỷ USD ... tương đương 1/3 GDP Việt Nam ! (số liệu lấy từ The World Almanac and Book of Facts 2004). Nếu chia đều thì mỗi người Mỹ nghèo hàng năm nhận được khoảng 1000 USD trợ cấp thực phẩm. Chưa kể chính quyền các bang còn có trợ giúp riêng cho người nghèo ở trong bang mình.
Từ năm 1961, Chính phủ có kế hoạch trợ cấp nhà ở cho người nghèo, như cung cấp nhà chung cư, nhà của cơ quan từ thiện, nhà tư nhân … để ở, hoặc trợ cấp tiền thuê nhà. Có rất nhiều chung cư chuyên cho người nghèo ở với giá thuê rất thấp, vì nhà nước trả giúp họ 70% tiền thuê nhà (nhà nước ký thỏa thuận với chủ nhà cho thuê).
Thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy nước này đứng đầu thế giới về bình quân diện tích nhà ở của một hộ gia đình. Không gian sinh hoạt gia đình của mỗi người Mỹ bình quân là 71 m2, ở các hộ nghèo là 43 m2. Nói cách khác, điều kiện nhà ở của người nghèo Mỹ còn cao hơn nhiều so với mức trung bình về không gian sinh hoạt gia đình của mỗi người tại các nước giàu như Anh, Pháp, Đức, Nhật (37 m2). Ngay tại các nước có mức thu nhập trên trung bình như Hy Lạp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, bình quân mỗi người chỉ có 23 m2 không gian sinh hoạt gia đình. Điều kiện nhà ở của người nghèo Mỹ cao gấp hơn 2 lần các gia đình thu nhập trung bình tại Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, và gấp 6 lần mức trung bình của người dân đô thị tại Ấn Độ.
Những người dưới chuẩn nghèo được khám chữa bệnh miễn phí, dù là phẫu thuật tốn kém, trong khi những người có mức sống cao hơn thì phải mua bảo hiểm y tế.
Chính vì xã hội Mỹ có rất nhiều phúc lợi dành cho người nghèo nên nhiều người dù hàng tháng thu nhập tiền mặt thấp dưới chuẩn nghèo mà vẫn ăn uống no đủ, vẫn cho con đi học, vẫn được khám chữa bệnh, có nhà có xe đàng hoàng. « Nghèo » ở Mỹ là như thế đấy !
Nhà nước Mỹ còn có Dự án giúp trẻ em nghèo, thi hành từ năm 1965. Tính đến năm 2005 tổng cộng đã có 22 triệu trẻ trước tuổi đi học được trợ cấp. Ngân sách năm 2005 dành 6,8 tỷ USD cho khoản trợ cấp này, đã có 900 nghìn trẻ được hưởng, đổ đồng mỗi trẻ được cấp 7.222 USD. Dự án này sử dụng nhiều nghìn nhân viên và hơn 1,2 triệu người tình nguyện. Trẻ em các hộ nghèo được hưởng chế độ bữa ăn sáng và bữa trưa miễn phí tại trường cùng nhiều chế độ ưu đãi khác. Tất cả học sinh tiểu học và trung học đi học bằng xe chuyên dùng miễn phí. Bất cứ phụ huynh nào tự khai là mình không có thu nhập hoặc thu nhập dưới ngưỡng nghèo thì con họ đều được hưởng các chế độ ưu đãi. Trần Cường, phóng viên thường trú tại Mỹ của báo Thanh niên Trung Quốc kể lại khi mới sang Mỹ, tháng đầu chưa có lương, anh khai với nhà trường tiểu học nơi con mình học là « Gia đình chưa có thu nhập », lập tức con anh được ăn sáng và ăn trưa miễn phí.
Đấy là chưa kể nước Mỹ có hàng trăm nghìn tổ chức từ thiện do công dân tự nguyện lập ra góp phần rất quan trọng giúp người nghèo cải thiện điều kiện sống một cách hết sức thiết thực. Thí dụ họ lập ra vô số cửa hàng miễn phí dành riêng cho người nghèo, trên các kệ hàng bày những suất thực phẩm gói sẵn trong bọc ni lông, ai cần bao nhiêu lấy bấy nhiêu, chẳng hạn bánh mỳ lấy thoải mái. Họ xây những tòa nhà 1-2 tầng dành riêng cho người lang thang, cơ nhỡ ăn ở không mất tiền. Kinh phí từ thiện do nhân dân quyên góp hàng năm lên tới vài trăm tỷ USD, không những giúp người nghèo trong nước mà còn giúp các nước nghèo khác.
Người nào (kể cả người nước ngoài sống tại Mỹ) tự thấy mình thuộc diện nghèo thì chỉ cần tự khai là được hưởng các chế độ ưu đãi, nhà nước không ai bỏ thời gian đi xác minh lời khai ấy. Người Mỹ có tâm lý tôn vinh sự giàu sang, coi nghèo khổ là một điều rất mất thể diện, là lỗi tại mình.
Nhìn chung hàng năm Chính phủ Mỹ dành khoảng 4% GDP dùng vào việc trợ giúp các hộ nghèo và trẻ em hộ nghèo nhằm bảo đảm mọi người dân, kể cả những người kém may mắn, đều được hưởng một cách công bằng thành quả phát triển kinh tế của đất nước. Chính sách này có ý nghĩa chính trị-xã hội rất lớn, chứng tỏ Chính phủ nghiêm chỉnh tuân theo nguyên tắc « Tiền của dân thì dùng cho dân ». Nó góp phần giải thích vì sao đời sống xã hội-chính trị Mỹ luôn giữ được ổn định trong khi chênh lệch giàu nghèo khá lớn.
Nguồn : Vanhoanghean
Ảnh minh họa - Nguồn : ST
Tin Thế Giới·8 Tháng 11 2012· Thích· Xem kích thước đầy đủ· Gửi dưới dạng tin nhắn· Chia sẻ· Báo sai phạm ảnh
34 ngườithích điều này.
Người Dưng
Ước gì sống ở Vn nhưng đạt chuẩn nghèo của Mẽo cũng đủ mãn nguyện
Thích· 2·8 Tháng 11 2012
Hieu Nguyen
Thuyvan Nguyenđọc nè mẹ
Thích· 1·8 Tháng 11 2012
Bin Can Cook
Mình chỉ cần phấn đấu nghèo cỡ này thôi. Theo từ điển nghĩa tương đương quốc tế thì từ nghèo ở VN có nghĩa là mạt ở Mỹ
Thích· 1·8 Tháng 11 2012
Lã Hải Đăng
Bài viết rất hay . Mình đọc mới hiểu được thế nào là nghèo ở Mỹ và cảm nhận được nghèo ở Việt Nam là như thế nào .
Thích·8 Tháng 11 2012
Cuongvtc Vu
Cái nghèo đáng mơ ước
Thích·8 Tháng 11 2012
Đoạt Mệnh Thư Sinh
Nghèo vãi !!
Thích·8 Tháng 11 2012
Vantoan Dinh
Việt nam thì không có nghèo như thế này
Thích·ngày Thứ tư lúc 11:09
John Nguyen
Ở Mỹ có 1 số không nhỏ dân thiểu số thích làm người NGHÈO ( nhưng không khổ) vì sống "vô tư" khong phải bận tâm cái gì hết. Chuyện áo cơm, nhà cửa, con cái học hành đều có nhà nước LO. Họ chỉ có NO và sinh ra béo phì, sanh thêm bịnh tật vì quá no, nha nước phải tốn tiền bác sỉ thuốc men thêm ( Tiền nhà nước đây là tiền thuế cua Dân đóng vào, có nghĩa là người đi làm nuôi người ăn không ngồi roi). Ôi cái nghèo của thằng "tư bản giãy chết" là thế đó! Nó giãy đành đạch hoài mà chẵng chết, cứ phì thêm ra.
Thích·ngày Hôm nay lúc 2:49
Viết bình luận...
Bình luận
hoặc đính kèm một ảnh
TẠP CHÍ TỔNG HỢP ĐA CHIỀU
TÌM HIỂU THỰC CHẤT TÌNH TRẠNG NGƯỜI NGHÈO Ở MỸ.
Theo báo cáo công bố hôm 13/9/2011 của Cục Điều tra Dân số Mỹ (U.S. Census Bureau), số người nghèo ở Mỹ năm 2010 lên tới 46,2 triệu người, kỷ lục cao nhất trong lịch sử nước này. Nói cách khác, cứ 7 người Mỹ thì có 1 người sống trong cảnh nghèo. Năm 2005 nước Mỹ chỉ có gần 37 triệu người nghèo ; năm 2009 có 43,6 triệu. Trong hai thập niên qua, nhiều năm Cục Điều tra Dân số Mỹ từng tuyên bố nước này có ít nhất 35 triệu người nghèo.
Những con số kể trên khiến dư luận thế giới cảm thấy tình hình đời sống dân Mỹ thật là bi đát.
Một số nước hoặc tổ chức chống Mỹ đã sử dụng các số liệu ấy để lên án chính phủ Mỹ vi phạm nhân quyền vì đã để cho quá nhiều dân nước mình sống nghèo khổ. Chẳng hạn bản Ghi chép về tình trạng nhân quyền ở Mỹ do Chính phủ Trung Quốc công bố năm 2010 cho biết tỷ lệ người nghèo ở Mỹ trong 10 năm qua đã tăng từ 11,7% lên tới 12,6%, trong khi tỷ lệ người nghèo ở Trung Quốc chỉ có 8%. Đọc Ghi chép này, người ta sẽ nghĩ rằng dân Mỹ sống khổ hơn dân Trung Quốc ; và tỷ lệ người nghèo tăng lên chứng tỏ « chủ nghĩa tư bản Mỹ đang giãy chết ».
Không thể phủ nhận tính chính xác của những con số do Cục Điều tra Dân số Mỹ đưa ra. Nhưng nếu như vậy thì làm thế nào có thể trả lời câu hỏi : vì sao nước Mỹ lắm người nghèo thế mà theo báo cáo của Gallup World Poll công bố hồi tháng 2/2012, hiện nay có khoảng 150 triệu dân khắp thế giới, trong đó có 22 triệu người Trung Quốc (chủ yếu là giới nhà giàu) lại mơ ước được sang Mỹ sinh sống ?
Như mọi người thường nói : đằng sau những con số thống kê bao giờ cũng có vô số sự thật cần xem xét ; nếu không thì việc so sánh các con số khô khan ấy sẽ chỉ là sự so sánh khập khiễng thậm chí bịp bợm.
Vấn đề là ở chỗ thứ nhất, chuẩn nghèo do Chính phủ Mỹ đặt ra chỉ xét tới thu nhập bằng tiền mặt mà không xét tới tài sản cố định của người ta, như nhà ở, xe hơi, hoặc các động sản khác như tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu sở hữu … Nghĩa là anh ở nhà biệt thự rộng thênh thang, trong gara có mấy ô tô, sổ tiết kiệm ê hề tiền mà vẫn được hưởng trợ cấp người nghèo chỉ vì anh thất nghiệp không có thu nhập hoặc chỉ làm nửa thời gian nên thu nhập thấp dưới chuẩn nghèo.
Thứ hai, chuẩn nghèo của nước Mỹ cao hơn hẳn chuẩn nghèo của các nước khác, và tăng lên hàng năm. Thí dụ chuẩn nghèo của một hộ 4 nhân khẩu ở Mỹ các năm 1980, 1990 và 2000 quy định bằng 8.415 ; 13.359 ; 17.603 USD/năm ; năm 2012 là 23.050 USD/năm hoặc 1921 USD/tháng ; tính ra tiền Việt Nam là thu nhập mỗi người mỗi tháng 10 triệu VNĐ. Chuẩn nghèo với hộ độc thân năm 2012 là thu nhập 11.170 USD/năm hoặc 931 USD/tháng (ở bang Hawaii và Alaska là 12.860 và 13.970 USD/năm), tương đương gần 20 triệu VNĐ mỗi tháng.
Thu nhập cao ngất ngưởng như vậy ở Mỹ gọi là nghèo ! Thảo nào họ lắm người nghèo thế. Mức này cao hơn gấp 3 mức thu nhập của người đạt tiêu chuẩn tầng lớp trung lưu (không dưới 3650 USD/năm) theo quy định của Viện Nghiên cứu An ninh Liên minh châu Âu EUISS và gấp hơn 30 lần chuẩn nghèo của Liên Hợp Quốc (365 USD/năm).
Chuẩn nghèo hộ một người ở Trung Quốc năm 2011 quy định là 1500 Nhân dân tệ, tương đương 225 USD (1 Tệ tương đương 0,15 USD), là quá thấp so với chuẩn nghèo 11.170 USD ở Mỹ và còn thấp hơn chuẩn nghèo 365 USD của Liên Hợp Quốc, thậm chí không cao hơn chuẩn nghèo của Việt Nam (4,8 triệu đồng ở nông thôn và 6 triệu đồng ở thành thị)! Vì thế nếu chỉ so sánh tỷ lệ người nghèo giữa các nước với nhau mà không xét chuẩn nghèo của từng nước thì sự so sánh ấy rõ ràng chẳng có ý nghĩa gì.
Một khi chuẩn nghèo tăng thì dĩ nhiên tỷ lệ người Mỹ nghèo sẽ tăng theo : năm 2009 là 14,3%, năm 2010 là 15,1%.
Tại Mỹ, hộ nào có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo thì tự khai với chính quyền để được hưởng chế độ cứu trợ cùng nhiều phúc lợi khác. Nước Mỹ quản lý thu nhập rất khoa học, chặt chẽ cho nên dễ nắm được thu nhập của từng người. Hầu hết người Mỹ đều hiểu khái niệm « nghèo » là sự thiếu khả năng cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, quần áo, và chỗ ở thích hợp cho một gia đình. Nếu hiểu theo cách diễn tả này thì thực ra chỉ có một số ít trong số 46 triệu người Mỹ nói trên là "nghèo » mà thôi.
Các số liệu sau đây chúng tôi lấy từ các báo cáo chính thức của Chính phủ Mỹ cho thấy :
- Hiện nay 80% các hộ nghèo có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, trong khi năm 1970 chỉ có 35% tổng số dân Mỹ được sống trong nhà có máy điều hòa.
- 92% hộ nghèo có lò vi sóng.
- Gần ba phần tư các gia đình nghèo có ô tô con hoặc xe tải và 31% có ít nhất 2 xe.
- Khoảng hai phần ba có truyền hình cáp hoặc truyền hình vệ tinh.
- Hai phần ba có ít nhất một máy DVD và 70% có VCR.
- Một nửa số hộ nghèo có máy tính cá nhân ; 1 phần 7 có ít nhất 2 máy tính.
- Hơn một nửa hộ nghèo (hộ có con ) sở hữu một hệ thống video game, chẳng hạn một Xbox hoặc PlayStation.
- 43% hộ có kết nối Internet.
- Một phần ba có ti-vi màn hình rộng plasma hoặc LCD.
- Một phần tư có máy ghi hình video số, thí dụ TiVo.
Trong thập niên vừa qua, điều kiện sống của những người Mỹ nghèo đã được cải thiện đáng kể. Giờ đây họ bắt đầu mua sắm những thứ hàng xa xỉ mà trước đây tầng lớp trung lưu từng mua sắm.
Tuy báo đài Mỹ đưa nhiều tin về tình trạng thiếu hụt lương thực thực phẩm ở các hộ nghèo, nhưng thực ra hầu hết các hộ này chưa phải trải qua tình trạng đó. Điều tra năm 2009 cho thấy :
- 96% các cha mẹ nghèo chưa bao giờ để con mình bị đói ăn vì lý do không được cung cấp đủ thực phẩm.
- 83% các hộ nghèo báo cáo là họ có đủ lương thực thực phẩm để ăn.
- 82% số người lớn nghèo báo cáo là họ chưa bao giờ bị thiếu ăn vì không đủ tiền mua lương thực thực phẩm.
Các điều tra khác của Chính phủ cho thấy tiêu thụ chất đạm, vitamin và chất khoáng của trẻ em các hộ nghèo không kém gì các hộ trung lưu. Chứng cớ là rất nhiều trẻ em nhà nghèo cũng mắc chứng béo phì đáng lo ngại khiến nhiều nhà xã hội học đề nghị Nhà nước nên giảm bớt phúc lợi, vì người sống nhờ trợ cấp dễ có thói quen lười lao động, ăn nhiều làm ít nên béo phì, gây tốn kém chi phí y tế chữa béo và các bệnh liên quan.
Nhìn chung tình trạng nghèo thường thể hiện về điều kiện nhà ở. Trên thực tế các số liệu điều tra cho thấy :
- Trong năm qua có 4% hộ nghèo trở nên tạm thời không có nhà ở (không trả nổi tiền thuê nhà nên bị đuổi khỏi nhà).
- Chỉ có 9,5% hộ nghèo phải sống trong loại nhà di động hoặc thùng xe (trailers). 49,5% các gia đình nghèo sống trong nhà riêng kiểu biệt thự hoặc nhà liền kề (townhouses) ; 40% sống trong các căn hộ chung cư (apartments).
- 42% hộ nghèo sống trong nhà mua bằng tiền của họ (bình quân giá trị mỗi nhà khoảng trên 100.000 USD).
- Chỉ có 6% hộ nghèo sống trong tình trạng chật chội. Trung bình nhà ở của hơn hai phần ba hộ nghèo có trên 2 phòng cho một đầu người.
- Tính trung bình, không gian sống (tức nhà ở) của người Mỹ nghèo rộng hơn nhà ở của người không nghèo ở Thụy Điển, Pháp hoặc Anh.
Các số liệu nói trên chúng tôi lấy từ bài Tìm hiểu về tình trạng nghèo khổ ở Mỹ : Những sự thật ngạc nhiên về cái nghèo của người Mỹ của hai tác giả Robert Rector và Rachel Sheffield, đăng trên báo điện tử của The Heritage Foundation (một think-tank nổi tiếng ở Mỹ) ngày 13/9/2011. Đó là những kết quả điều tra nghiên cứu nghiêm chỉnh rất đáng để ta xem xét và qua đó có cái nhìn đúng đắn về nước Mỹ nói chung và về tình hình kinh tế Mỹ nói riêng.
Xin chú ý là chuẩn nghèo của người Mỹ cũng không xét tới nhiều phúc lợi khác. Thí dụ từ năm 1939 Chính phủ Mỹ đã áp dụng chế độ phiếu thực phẩm miễn phí phát hàng tháng cho người nghèo. Qua nhiều cải tiến, nay phiếu thực phẩm này có dạng thẻ điện tử tương tự thẻ tín dụng. Người nghèo mang phiếu này đến các cửa hàng mua thực phẩm chỉ cần « quét » vào máy thanh toán là xong, rất tiện. Khi xin cấp phiếu thực phẩm, không cần phải kê khai tình trạng nhà ở, xe hơi, hoặc tài sản khác. Một người già sống chung với gia đình thuộc diện nghèo hàng tháng được lĩnh phiếu thực phẩm có giá trị tính bằng tiền tương đương 118 USD.
Ngân sách dành cho Chương trình phiếu thực phẩm (Food stamp program) do Bộ Nông nghiệp Mỹ phụ trách, năm 2000 là 18,295 tỷ, năm 2002 là 22,069 tỷ USD. Ngoài ra Chính phủ còn khoảng hơn chục chương trình trợ giúp khác như ăn sáng và ăn trưa cho học sinh, sữa đặc biệt... Tổng cộng các chương trình trợ giúp thực phẩm của Chính phủ Liên bang Mỹ (Federal Food Assistance Programs) từng sử dụng những khoản tiền khổng lồ: năm 1990 – 24,707; 1995 – 37,628; 2000 – 32,317; 2002 – 37,726 tỷ USD ... tương đương 1/3 GDP Việt Nam ! (số liệu lấy từ The World Almanac and Book of Facts 2004). Nếu chia đều thì mỗi người Mỹ nghèo hàng năm nhận được khoảng 1000 USD trợ cấp thực phẩm. Chưa kể chính quyền các bang còn có trợ giúp riêng cho người nghèo ở trong bang mình.
Từ năm 1961, Chính phủ có kế hoạch trợ cấp nhà ở cho người nghèo, như cung cấp nhà chung cư, nhà của cơ quan từ thiện, nhà tư nhân … để ở, hoặc trợ cấp tiền thuê nhà. Có rất nhiều chung cư chuyên cho người nghèo ở với giá thuê rất thấp, vì nhà nước trả giúp họ 70% tiền thuê nhà (nhà nước ký thỏa thuận với chủ nhà cho thuê).
Thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy nước này đứng đầu thế giới về bình quân diện tích nhà ở của một hộ gia đình. Không gian sinh hoạt gia đình của mỗi người Mỹ bình quân là 71 m2, ở các hộ nghèo là 43 m2. Nói cách khác, điều kiện nhà ở của người nghèo Mỹ còn cao hơn nhiều so với mức trung bình về không gian sinh hoạt gia đình của mỗi người tại các nước giàu như Anh, Pháp, Đức, Nhật (37 m2). Ngay tại các nước có mức thu nhập trên trung bình như Hy Lạp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, bình quân mỗi người chỉ có 23 m2 không gian sinh hoạt gia đình. Điều kiện nhà ở của người nghèo Mỹ cao gấp hơn 2 lần các gia đình thu nhập trung bình tại Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, và gấp 6 lần mức trung bình của người dân đô thị tại Ấn Độ.
Những người dưới chuẩn nghèo được khám chữa bệnh miễn phí, dù là phẫu thuật tốn kém, trong khi những người có mức sống cao hơn thì phải mua bảo hiểm y tế.
Chính vì xã hội Mỹ có rất nhiều phúc lợi dành cho người nghèo nên nhiều người dù hàng tháng thu nhập tiền mặt thấp dưới chuẩn nghèo mà vẫn ăn uống no đủ, vẫn cho con đi học, vẫn được khám chữa bệnh, có nhà có xe đàng hoàng. « Nghèo » ở Mỹ là như thế đấy !
Nhà nước Mỹ còn có Dự án giúp trẻ em nghèo, thi hành từ năm 1965. Tính đến năm 2005 tổng cộng đã có 22 triệu trẻ trước tuổi đi học được trợ cấp. Ngân sách năm 2005 dành 6,8 tỷ USD cho khoản trợ cấp này, đã có 900 nghìn trẻ được hưởng, đổ đồng mỗi trẻ được cấp 7.222 USD. Dự án này sử dụng nhiều nghìn nhân viên và hơn 1,2 triệu người tình nguyện. Trẻ em các hộ nghèo được hưởng chế độ bữa ăn sáng và bữa trưa miễn phí tại trường cùng nhiều chế độ ưu đãi khác. Tất cả học sinh tiểu học và trung học đi học bằng xe chuyên dùng miễn phí. Bất cứ phụ huynh nào tự khai là mình không có thu nhập hoặc thu nhập dưới ngưỡng nghèo thì con họ đều được hưởng các chế độ ưu đãi. Trần Cường, phóng viên thường trú tại Mỹ của báo Thanh niên Trung Quốc kể lại khi mới sang Mỹ, tháng đầu chưa có lương, anh khai với nhà trường tiểu học nơi con mình học là « Gia đình chưa có thu nhập », lập tức con anh được ăn sáng và ăn trưa miễn phí.
Đấy là chưa kể nước Mỹ có hàng trăm nghìn tổ chức từ thiện do công dân tự nguyện lập ra góp phần rất quan trọng giúp người nghèo cải thiện điều kiện sống một cách hết sức thiết thực. Thí dụ họ lập ra vô số cửa hàng miễn phí dành riêng cho người nghèo, trên các kệ hàng bày những suất thực phẩm gói sẵn trong bọc ni lông, ai cần bao nhiêu lấy bấy nhiêu, chẳng hạn bánh mỳ lấy thoải mái. Họ xây những tòa nhà 1-2 tầng dành riêng cho người lang thang, cơ nhỡ ăn ở không mất tiền. Kinh phí từ thiện do nhân dân quyên góp hàng năm lên tới vài trăm tỷ USD, không những giúp người nghèo trong nước mà còn giúp các nước nghèo khác.
Người nào (kể cả người nước ngoài sống tại Mỹ) tự thấy mình thuộc diện nghèo thì chỉ cần tự khai là được hưởng các chế độ ưu đãi, nhà nước không ai bỏ thời gian đi xác minh lời khai ấy. Người Mỹ có tâm lý tôn vinh sự giàu sang, coi nghèo khổ là một điều rất mất thể diện, là lỗi tại mình.
Nhìn chung hàng năm Chính phủ Mỹ dành khoảng 4% GDP dùng vào việc trợ giúp các hộ nghèo và trẻ em hộ nghèo nhằm bảo đảm mọi người dân, kể cả những người kém may mắn, đều được hưởng một cách công bằng thành quả phát triển kinh tế của đất nước. Chính sách này có ý nghĩa chính trị-xã hội rất lớn, chứng tỏ Chính phủ nghiêm chỉnh tuân theo nguyên tắc « Tiền của dân thì dùng cho dân ». Nó góp phần giải thích vì sao đời sống xã hội-chính trị Mỹ luôn giữ được ổn định trong khi chênh lệch giàu nghèo khá lớn.
Nguồn : Vanhoanghean
Ảnh minh họa - Nguồn : ST
Tin Thế Giới·8 Tháng 11 2012· Thích· Xem kích thước đầy đủ· Gửi dưới dạng tin nhắn· Chia sẻ· Báo sai phạm ảnh
34 ngườithích điều này.
Người Dưng
Ước gì sống ở Vn nhưng đạt chuẩn nghèo của Mẽo cũng đủ mãn nguyện
Thích· 2·8 Tháng 11 2012
Hieu Nguyen
Thuyvan Nguyenđọc nè mẹ
Thích· 1·8 Tháng 11 2012
Bin Can Cook
Mình chỉ cần phấn đấu nghèo cỡ này thôi. Theo từ điển nghĩa tương đương quốc tế thì từ nghèo ở VN có nghĩa là mạt ở Mỹ
Thích· 1·8 Tháng 11 2012
Lã Hải Đăng
Bài viết rất hay . Mình đọc mới hiểu được thế nào là nghèo ở Mỹ và cảm nhận được nghèo ở Việt Nam là như thế nào .
Thích·8 Tháng 11 2012
Cuongvtc Vu
Cái nghèo đáng mơ ước
Thích·8 Tháng 11 2012
Đoạt Mệnh Thư Sinh
Nghèo vãi !!
Thích·8 Tháng 11 2012
Vantoan Dinh
Việt nam thì không có nghèo như thế này
Thích·ngày Thứ tư lúc 11:09
John Nguyen
Ở Mỹ có 1 số không nhỏ dân thiểu số thích làm người NGHÈO ( nhưng không khổ) vì sống "vô tư" khong phải bận tâm cái gì hết. Chuyện áo cơm, nhà cửa, con cái học hành đều có nhà nước LO. Họ chỉ có NO và sinh ra béo phì, sanh thêm bịnh tật vì quá no, nha nước phải tốn tiền bác sỉ thuốc men thêm ( Tiền nhà nước đây là tiền thuế cua Dân đóng vào, có nghĩa là người đi làm nuôi người ăn không ngồi roi). Ôi cái nghèo của thằng "tư bản giãy chết" là thế đó! Nó giãy đành đạch hoài mà chẵng chết, cứ phì thêm ra.
Thích·ngày Hôm nay lúc 2:49
Viết bình luận...
Bình luận
hoặc đính kèm một ảnh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)